Từ thị xã Đồng Xoài theo quốc lộ 14 đi về hướng Bù Đăng khoảng 50 km, rẽ phải 6km khách du lịch sẽ tới sóc 1 (thuộc xã Bombo). Đây là sóc được hình thành từ những năm chống Mỹ (có 3 sóc 1, 2, 3) hiện sóc 1 (thôn 1) của xã Bombo là nơi tập trung phần lớn đồng bào S’tiêng. Các chiến sĩ du kích trước đây (Điểu Lên, Điểu Sen) giờ đã thành các già làng hiện vẫn còn sống nơi này.
Sóc Bombo với nhịp chày giã gạo của đồng bào dân tộc S’tiêng đã đi vào thơ ca, vượt thời gian đi vào lòng người. Bên bếp lửa bập bùng, bên tiếng chày giã gạo, bài hát tiếng chày trên sóc Bombo của cố nhạc sĩ Xuân hồng đã từng làm du khách xao xuyến, hớn hở. Sóc Bombo xưa, nay chỉ còn nét tích lịch sử. Còn lại do chiến tranh và thời gian, sóc Bombo giờ đây đã có nhiều căn nhà theo kiến trúc mới, đời sống của người S’tiêng nay đã khác xưa nhiều.
Đến với sóc Bombo hôm nay khách du lịch sẽ có dịp hồi tưởng lại những năm tháng đầy sôi động mà đồng bào S’tiêng nơi đây đã hướng về cách mạng – âm thanh rộn ràng của tiếng chày giã gạo, tiếng cồng chiêng vang lên trong ánh lửa hồng, uống rượu cần, thưởng thức thịt nướng… và nghe già làng kể chuyện, xem các thôn nữ biểu diễn vũ điệu của người S’tiêng… chắc sẽ đem lại những giây phút khó quên cho chuyến đi về miền sơn cước của các bạn.
Trong kháng chiến chống Mỹ, sóc Bom Bo chưa tới 100 hộ người Stiêng. Đồng bào sống bằng nền kinh tế tự cung tự cấp theo lối du canh du cư. Lúa khoai là lương thực chính nhưng những năm mất mùa thì phải ăn củ, rau rừng; thiếu muối triền miên, phải đốt cỏ tranh lấy tro ăn cho khỏi lạt miệng. Ban đêm thắp sáng bằng đuốc lồ ô. Nam đóng khố, nữ để ngực trần.
Tuy vậy nhưng đồng bào ở sóc Bom Bo rất giàu lòng yêu nước. Khi có chút ít gạo, họ sẵn sàng ăn củ rừng để nhường gạo cho bộ đội.
Giữa năm 1965, ta mở chiến dịch Đồng Xoài. Một số đơn vị chủ lực Muiền được lệnh cắt rừng đi, không nhận gạo ở các trạm để giữ bí mật, mà phải đến điểm X. Đó là sóc Bom Bo. Lúa trên nương đã chín, nếu không gặt nhanh máy bay sẽ đến ném bom xăng đốt sạch. Phải làm sao có mấy tấn gạo tiếp tế cho bộ đội. Tập quán xưa nay của người Stiêng là giã gạo ngày nào ăn ngày ấy. Già làng đã huy động và đưa ra khẩu hiệu “cả sóc Bom Bo giã gạo”. Do có lòng yêu nước, người dân Bom Bo đã bỏ tập tục, làm theo già làng.
Ngày ấy, nhạc sĩ Xuân Hồng, trưởng đoàn văn công Quân giải phóng được tận mắt chứng kiến những đêm đồng bào giã gạo, cảm hứng khởi nguồn gíup ông viết thành công bài ca ”Tiếng chày trên sóc Bom Bo” phổ biến rộng rãi khắp miền Nam và cả nước. Bài ca với giai điệu hào phóng trữ tình, đằm thắm tình quân dân cá nước, đã động viên quân và dân ta trong những năm đánh Mỹ và có sức sống lâu bền với thời gian. Đây là một trong những tác phẩm âm nhạc hay nhất của cố nhạc sĩ Xuân Hồng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, sóc Bom Bo thuộc xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé (nay là Bình Phước), dân số phát triển lên 300 hộ, nhưng cái nghèo kiết xác vẫn đeo đẳng họ.
Tuy vậy nhưng đồng bào ở sóc Bom Bo rất giàu lòng yêu nước. Khi có chút ít gạo, họ sẵn sàng ăn củ rừng để nhường gạo cho bộ đội.
Giữa năm 1965, ta mở chiến dịch Đồng Xoài. Một số đơn vị chủ lực Muiền được lệnh cắt rừng đi, không nhận gạo ở các trạm để giữ bí mật, mà phải đến điểm X. Đó là sóc Bom Bo. Lúa trên nương đã chín, nếu không gặt nhanh máy bay sẽ đến ném bom xăng đốt sạch. Phải làm sao có mấy tấn gạo tiếp tế cho bộ đội. Tập quán xưa nay của người Stiêng là giã gạo ngày nào ăn ngày ấy. Già làng đã huy động và đưa ra khẩu hiệu “cả sóc Bom Bo giã gạo”. Do có lòng yêu nước, người dân Bom Bo đã bỏ tập tục, làm theo già làng.
Ngày ấy, nhạc sĩ Xuân Hồng, trưởng đoàn văn công Quân giải phóng được tận mắt chứng kiến những đêm đồng bào giã gạo, cảm hứng khởi nguồn gíup ông viết thành công bài ca ”Tiếng chày trên sóc Bom Bo” phổ biến rộng rãi khắp miền Nam và cả nước. Bài ca với giai điệu hào phóng trữ tình, đằm thắm tình quân dân cá nước, đã động viên quân và dân ta trong những năm đánh Mỹ và có sức sống lâu bền với thời gian. Đây là một trong những tác phẩm âm nhạc hay nhất của cố nhạc sĩ Xuân Hồng.
Sau ngày miền Nam giải phóng, sóc Bom Bo thuộc xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Sông Bé (nay là Bình Phước), dân số phát triển lên 300 hộ, nhưng cái nghèo kiết xác vẫn đeo đẳng họ.
Bây giờ sóc Bom Bo đã đổi mới rất nhiều. Dân đi vào định cư từ năm 1991. An cư mới lạc nghiệp. Từ đó mới tính chuyện làm nhà ngói, sân gạch, làm đường xe hơi, đưa điện về… Dự án “Điểm sáng Bom Bo” mà Viện khoa học miền Nam và tỉnh Sông Bé đề ra được triển khai từ năm 1994. Một kỹ sư của Viện đã tình nguyện ở lại sóc trong hai năm liền để giúp đỡ bà con ở đây tiếp thu kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi theo phương pháp mới. AREBCO, một tổ chức từ thiện của Pháp tài trợ kinh phí để chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp tại sóc và tặng một số gia súc làm giống… Cơ quan khoa học và cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết biến sóc Bom Bo trở thành điểm sáng.
Đến nay bà con sóc Bom Bo đã có điện, chà gạo vằng máy. Tuy nhiên giai điệu “các cùm cum, cắc cùm cum… đuốc lồ ô bập bùng trong ánh lửa…” vẫn mãi mãi ngân vang trong lòng đồng bào Stiêng và trong lòng chúng ta.
Đăng nhận xét